Thiên cổ anh hùng “Hàn Tín”. P2 : Tài năng không gặp thời

2022-08-21 3

Cuối thời Chiến quốc, nhà Tần lên nắm quyền và thống nhất Trung Hoa, chấm dứt cục diện cát cứ chia rẽ của các chư hầu. Vào năm thứ 37 tại vị, Tần Thủy Hoàng đã đột ngột từ trần ở Sa Khâu khi đang trên đường đi tuần.

Tần Thủy Hoàng đã di chiếu cho công tử Phù Tô là người chủ trì tang lễ, thừa kế ngai vàng. Nhưng thái giám Triệu Cao là người quản lý chiếu thư, đã câu kết với thừa tướng Lý Tư giả mạo chỉ dụ của Vua ban chết cho Phù Tô, hòng lập thiếu tử (con thứ) Hồ Lợi lên làm hoàng đế, tức Tần Nhị Thế.

Sau khi lên ngôi Tần Nhị Thế đã lạm sát các cựu thần và người trong hoàng thất, cơ nghiệp đế quốc mà Tần Thủy Hoàng vất vả gây dựng đã bắt đầu lung lay. Vào năm thứ nhất của Tần Nhị Thế (năm 210 TCN), Trần Thắng, Ngô Quảng đã dẫn 900 dân binh ở làng Đại Trạch nổi dậy “trảm mộc vi binh, yết can vi kỳ” (chặt cây làm binh khí, giương sào tre làm cờ), thách thức sự thống trị của Nhị Thế. Họ thành lập chính quyền trên đất Trần, lấy quốc hiệu là “Sở”, cũng gọi là “Trương Sở”. Nhân sĩ phản Tần khắp nơi thừa thế nổi dậy, liên tiếp xây dựng lực lượng riêng, phút chốc đã quần hùng cát cứ, liên tiếp lửa hiệu cấp báo, dường như khí thế chiến tranh quyết liệt giữa các nước chư hầu thời Chiến Quốc đã quay trở lại.

Xem Full https://dailymotion.com/playlist/x7kfvh

Đọc bài viết https://khaimo.com/thien-co-anh-hung-han-tin-p1-long-om-chi-lon-an-than-giau-tai/