Có phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo khi vay thế chấp không?
Khi bạn thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, nhiều khi bạn sẽ không nhận đủ số tiền vay do đã tốn 1 phần chi phí cho bảo hiểm tài sản thế chấp như nhà, đất, xe. Điều đáng nói là khách hàng phải mua bảo hiểm ở nơi ngân hàng chỉ định và để đối tượng thụ hưởng là ngân hàng.
Đã có rất nhiều trường hợp khi vay tiền thế chấp tài sản tại ngân hàng đã “ngã ngửa” khi nhận được số tiền giải ngân bị “hụt” mất từ vài triệu đến vài chục triệu đồng dưới cái tên “phí bảo hiểm”.
Đây là loại bảo hiểm cho chính tài sản đảm bảo của người vay như nhà, đất, xe. Tuy vậy khách hàng phải mua bảo hiểm của đơn vị ngân hàng chỉ định và để đối tượng thụ hưởng là ngân hàng.
Đối với hình thức vay có giá trị lớn, thời hạn gói vay trả góp dài như các khoản vay thế chấp nhà, đất, xe… thì đây hầu như là thủ tục mà các ngân hàng đều khuyên khách hàng của mình mua kèm với khoản vay, thậm chí là yêu cầu bắt buộc với nhiều ngân hàng, khi mà không có bảo hiểm cho tài sản thế chấp thì tiền vay sẽ không được giải ngân.
Trong trường hợp vì lý do không may mà giá trị của tài sản đảm bảo (TSĐB) bị ảnh hưởng thì bảo hiểm sẽ đứng ra bù lại chi phí cho ngân hàng.
Có phải mua bảo hiểm cho TSĐB khi vay thế chấp?1
Về mặt pháp luật, không có luật nào quy định khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo khi đi vay thế chấp. Tuy vậy, nhân viên tư vấn của ngân hàng thường sẽ tư vấn cho khách hàng mua để giảm trừ rủi ro, tránh trường hợp tài sản đảm bảo vừa bị mất giá trị mà thu nhập lại bị ảnh hưởng dẫn tới không thể tiếp tục trả khoản vay.
Loại bảo hiểm và phí bảo hiểm cũng khác nhau đối với từng ngân hàng. Tùy vào tài sản đảm bảo mà ngân hàng sẽ có yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm hay không.
Ví dụ: Tài sản thế chấp là cơ sở kinh doanh, nhà xưởng, dãy nhà trọ cho thuê… thì ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm hỏa hoạn, hay xe cộ thì khách hàng sẽ phải mua bảo hiểm tai nạn cho chiếc xe. Các nhân viên tín dụng cũng sẽ bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm nếu đánh giá khoản vay có rủi ro cao.
Chi phí mua bảo hiểm chỉ khoảng 0,2% giá trị tài sản đảm bảo, tương ứng với vài triệu đồng với khoản vay nhỏ. Nhưng với khoản vay giá trị lớn, nó có thể lên tới hàng chục triệu đồng.
https://chovaytienmatnhanh.vn/vay-tieu-dung-online/