Truyền thuyết THÚY QUÁI, Bí ẩn Tượng chó, Tượng khỉ trấn yểm thủy quái ở CHÙA CẦU, Hội An, Quang Nam

2019-06-11 23

Truyền thuyết THÚY QUÁI, Bí ẩn Tượng chó, Tượng khỉ trấn yểm thủy quái ở CHÙA CẦU, Hội An, Quang Nam
#challengediscovery #haythachthuctoi #chuacau
Khi ghé thăm hội an Có lẽ bạn sẽ từng nghe đâu đó 4 câu thơ nói về một di tích biểu tượng của người dân Hội An:
Ai đi phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.
Đó chính là chùa Cầu ở Phố cổ hội an.
Trong ví các bạn đang có những tờ tiền 20 ngàn.Những hình ảnh trên tờ tiền này cũng chính là hình ảnh ngôi chùa.
Di tích Chùa Cầu là biểu trưng cho văn hóa 3 nước Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Bởi lẽ, với người dân nơi đây, chùa Cầu là linh hồn, mang ý nghĩa và nổi bật hẳn so với những danh lam thắng cảnh, di tích làm say đắm lòng người khác.Tôi đang đứng trong chùa, trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An nên có lẽ tên chùa cầu được người dân đặt tên cho di tích này. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản. Do vậy, chùa Cầu cũng có tên gọi khác là cầu Nhật Bản.
Cầu có chiều dài gần 18m, rộng 3m.Kết cấu các phần của cây cầu được thiết kế khá công phu, tỉ mỉ theo kiểu trên là nhà, dưới là cầu, tức cầu có mái che, gồm 7 gian, Hai đầu cầu có tượng chó và tượng khỉ. Chó trong 12 con giáp là con tuất, Khỉ trong 12 con giáp là con thân. 3 năm Thân, dậu, tuất ám chỉ thời gian xây dựng xong cây cầu này.
Ngoài ám chỉ 3 năm xây dựng cầu, Người Nhật Bản còn muốn nhấn mạnh hơn người nhật tôn sùng 3 vị thần, Thần Bảo Vệ, Thần Sáng Tạo, và thần chiến tranh.Tượng chó biểu trưng cho thần bảo vệ, Tượng Khỉ biểu trưng cho thần sáng tạo. Tượng chó và tượng khỉ được đặt ở 2 đầu cầu để trấn yểm.Trên tượng có Tượng
chó đực và chó cái, tượng khỉ đực và khỉ cái.
Tương truyền, lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù) - một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản.
Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất... sẽ xảy ra.
Do vậy những người Nhật định cư ở Hội An đã tìm những đạo sĩ tới đây lập bàn mời các vị thần để trị con thủy quái này. Người đầu tiên nhìn thấy là thần Bắc Đế trấn Vũ. Tay cầm thanh gươm, dẫm trên lưng con rùa, quấn quanh mình con rắn. Dưới là một khối trụ hình tròn tượng trưng cho biển cả bao la. Cắm trên lưng con thủy quái khiến cho con thủy quái không dãy dụa được nữa, cuộc sống được bình an.
Trong thực tế, Sông Thu Bồn là con sông có lượng nước lớn nhất miền Trung nên thường xảy ra lũ lụt. Vì vậy, những thương nhân người Hoa buổi đầu đến vùng đất mới, với nhiều biến động về địa chất, đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, hằng năm phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt. Quá lo sợ, họ đặt niềm tin của mình vào Bắc Đế Trấn Vũ,cầu mong thần ngăn chặn triều cường, điều hòa phong thổ, giúp họ thuận lợi trong việc ăn, ở và buôn bán.
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa "bạ