Giãn " />
Giãn "/>

Bệnh giãn tĩnh mạch chân - Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân

2017-01-13 76

"Bệnh giãn tĩnh mạch chân - Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân - còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới
là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Suy giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra.

Chân nổi gân xanh - là 1 trong những dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh giãn tĩnh mạch chân. Ngoài ra, còn kèm thêm các dấu hiệu sau:
- Mỏi chân
- Sưng phù mắt cá chân
- Cảm giác châm chích và ngứa
- Vọp bẻ - chuột rút
- Đau bắp chân - bắp chuối
- Chân dễ bị bầm máu

Các phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch:
- dùng băng ép - vớ y khoa- nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu
- dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ
- Tiêm xơ : bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn một thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch. Trong một vài tuần các tĩnh mạch được hỗ trợ điều trị sẽ mờ dần.
- Phẫu thuật laser: thường được dùng để hỗ trợ điều trị tĩnh mạch giãn nhỏ. Phẫu thuật laser đưa một chùm tia laser mạnh vào tĩnh mạch giãn khiến nó mờ dần và biến mất.
- Thủ thuật catheter: catheter được luồn vào tĩnh mạch giãn và đầu catheter được đốt nóng để phá hủy và làm xẹp tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này thường được áp dụng cho giãn tĩnh mạch lớn.
- Gỡ bỏ tĩnh mạch: bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên da và qua đó cắt bỏ một đoạn tĩnh mạch dài. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến tuần hoàn ở chân vì các tĩnh mạch nằm sâu đảm nhiệm phần lớn chức năng tuần hoàn máu.
- Mổ cắt tĩnh mạch ngoại trú: bác sĩ sẽ cắt bỏ các tĩnh mạch giãn nhỏ qua một loạt những đường rạch nhỏ trên da. Chỉ cần gây tê tại chỗ và nói chung ít để lại sẹo.
- Phẫu thuật tĩnh mạch nội soi: chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng có loét ở chân. Bác sĩ sẽ luồn một camera nhỏ vào chân để quan sát và đóng kín các tĩnh mạch giãn, và sau đó lấy bỏ tĩnh mạch qua những đường rạch nhỏ.

XEM THÊM:
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch chân ~ http://www.xuongkhop.org/2016/12/suy-gian-tinh-mach-chan-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-suy-gian-tinh-mach-chan.html
Giãn tĩnh mạch chân – nguyên nhân, dấu hiệu và cách hỗ trợ điều trị ~ http://www.xuongkhop.org/2016/12/gian-tinh-mach-chan-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-ho-tro-dieu-tri.html
8 yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch ~ http://www.xuongkhop.org/2016/12/8-yeu-to-nguy-co-dan-den-benh-suy-gian-tinh-mach.html
Triệu
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch ~ http://www.xuongkhop.org/2016/12/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-suy-gian-tinh-mach.html