Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ tư trong cả nước với hơn 3 triệu người, mật độ dân số cao: 177 người/km2 (gấp 4 -5 lần so với mật độ chuẩn); Hiện nay số dân trong độ tuổi lao động ở tỉnh ta có hơn 2 triệu người, chiếm hơn 64%, đạt ngưỡng cơ cấu dân số vàng. Cứ mỗi năm, tỉnh Nghệ An có hơn 3 vạn người bước vào độ tuổi lao động, xét về cơ cấu, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sung sức, đồng nghĩa với việc tỉnh đang có thị trường nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư. Đây là cơ hội ngàn vàng song cũng là thách thức gay gắt đang đặt ra đối với sự phát triển Nghệ An hiện nay và thời gian tới.
Tuy nhiên, cơ cấu “dân số vàng” cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức cần phải giải quyết. Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.
Thực trạng ở Nghệ An cho thấy, số người lực lượng lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập. Nhất là số lao động ở nông thôn, dù sức khỏe tốt nhưng rất ít được đào tạo nghề và chuyên môn kĩ thuật nên chất lượng lao động không tốt. Theo số liệu thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 8% lao động ở nông thôn được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Hơn nữa, chất lượng giáo dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên gia tăng trong khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh.
Một nghịch lí hiện nay ở Nghệ An là trình trạng chảy máu chất xám và chảy máu lao động đang trong tình trạng báo động. Lớp trẻ Nghệ An sau khi học tập ở các thành phố lớn thì không muốn trở về quê cống hiến. Lý do họ đưa ra là về Nghệ An rất khó xin việc. Trong lúc đó, lao động phổ thông và