Nghệ An: Nỗi lo hàng loạt hồ đập xuống cấp
vĐập Hồ Thành tại xã Nam Kim huyện Nam Đàn được xây dựng năm 1961, với dung tích chứa gần 10 triệu m3, phục vụ tưới tiêu 50ha ruộng lúa. Đã qua 40 năm sử dụng, đập lại xây dựng chủ yếu bằng hình thức đắp thủ công, chất lượng không đồng đều nên hiện tại đang xuống cấp nghiêm trọng. Chân đập, thân đập sụt lún, nước rò rỉ, phải gia công tạm thời. Thành đập nứt nè thành những đường dài, nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão rất có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Phỏng vấn 1: Ông Đặng Văn Bình-Nam Kim-Nam Đàn Nghệ An (nếu vỡ đập, hàng trăm hộ dân hạ nguồn rất nguy hiểm. Chúng tôi đề nghị các cấp chính quyền, các ban ngành liên quan khắc phục kịp thời để nhân dân yên tâm sản xuất)
Phỏng vấn 2: Ông Nguyễn Như Khôi, Chủ tịch xã Nam Kim, Nam Đàn Nghệ An (đập có từ lâu rồi, qua mấy lần nâng cấp nhưng lượng nước quá lớn, mưa lũ ngày càng to nên rất nguy hiểm khi đập vỡ. Hàng năm chính quyền có sơ tán khi nước dâng cao, nhất năm 2013 nên địa phương đề nghị trước mắt mở rộng đập tràn, lâu dài cấp kinh phí sửa chữa)
Thống kê sơ bộ, Nghệ An hiện có 625 hồ đập. Hầu hết có tuổi thọ từ 30-40 năm, cá biệt có hồ hơn 50 năm. Trong đó có 570 hồ chứa do xã, HTX quản lý. Các hồ này thường có dung tích chứa dưới 1 triệu m3, việc duy tu, sửa chữa thường xuyên chưa tương xứng nên công trình bị xuống cấp, rò rỉ tổn thất nước lớn. Các hồ đập luôn trong tình trạng thiếu an toàn, nguy cơ vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mùa mưa. Trong lúc đó, để sửa chữa, duy tu các hồ đập xung yếu, Nghệ An cần ít nhất 1.000 tỉ đồng. Số tiền này quá lớn đối với địa phương.
Phỏng vấn 3: Ông Phạm Hữu Văn- Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy Lợi tỉnh Nghệ An (biện pháp trước mắt không có gì khác hơn là phải chỉ đạo cho địa phương chủ động biện pháp xử lí sự cố công trình; chứ để chờ vốn thì còn rất lâu mà công trình có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào nên biện pháp cần là chủ động để bảo vệ dân mình trong lúc chờ duy tu, bảo dưỡng)
Trước yêu cầu cấp bách bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân, giải pháp trước mắt của tỉnh Nghệ An là thường xuyên kiểm tra các hồ đập, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Từ đó khẩn trương xử lí tạm thời các công trình xung yếu. Về lâu dài, tỉnh rất cần các giải pháp mang tính vĩ mô từ Chính phủ, các bộ ngành có liên quan.